Từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã có 3 lần tăng giá. Đặc biệt, trước mỗi lần tăng giá ít ngày dư luận lại nhận được thông tin "không tăng giá”. Cụ thể 3 lần tăng giá xăng lần lượt vào các ngày 21/2, 19/3 và 22/4 với mức tăng tương ứng của xăng Ron 95, xăng Ron 92 là 300 đồng/lít, 180 đồng/lít và 210 đồng/lít.
Trước đây, mỗi lần điều chỉnh tăng giá dù tăng một lần những lần giảm giá tiếp theo vẫn không bù được mức tăng đó thì sang năm 2014, giá xăng tăng nhiều lần mức giá thấp song vẫn chưa một lần điều chỉnh giảm dù có thời điểm quỹ bình ổn dư hàng trăm tỷ đồng.
Điều đáng ngạc nhiên là yêu cầu không tăng giá xăng dầu do Bộ Tài chính đưa ra chỉ cách thời điểm giá được điều chỉnh ít ngày.
Lần tăng giá vào ngày 21/2, chỉ sau 6 ngày Bộ Tài chính yêu cầu không tăng giá xăng dầu (ngày 15/1). Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán; thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành.
Trước mỗi lần tăng giá ít ngày dư luận đều nhận được thông tin "yêu cầu không tăng giá xăng dầu".
“Để góp phần bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán 2014, yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục không tính lợi nhuận định mức đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa; chưa tính đủ lợi nhuận định mức đối với mặt hàng dầu diezel”, thông báo của Bộ Tài chính cho hay.
Cùng với đó, ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng dầu diezel từ 100 đồng/lít xuống 0 đồng/lít; Giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng dầu hỏa từ 890 đồng/lít xuống 520 đồng/lít (giảm 370 đồng/lít).
Doanh nghiệp cũng được khôi phục 250 đồng/lít lợi nhuận định mức với mặt hàng dầu diezel (từ 0 đồng/lít lên 250 đồng/lít).
Với lần tăng giá vào ngày 19/3, trước đó ngày 6/3 Bộ Tài chính cũng có văn bản số 2836 /BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán xăng, dầu trong nước.
Theo đó, trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở, sau khi thống nhất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán xăng, dầu trong nước; mức trích quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành.
Đồng thời tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong giá cơ sở đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa (tạm tính 100 đồng/lít). Về quỹ bình ổn giá, liên bộ cho phép các doanh nghiệp được sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp mức chênh lệch giữa giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành. Cụ thể, mặt hàng xăng được sử dụng 300 đồng/lít, dầu diesel (170 đồng/lít), dầu hỏa (110 đồng/lít).
Từ sau lần tăng giá lên mức kỷ lục trong lịch sử 24.900 đồng/lít vào ngày 22/4 đến nay, Bộ Tài chính đã 2 lần lệnh không tăng giá xăng dầu.
Bộ Công thương quyết giá xăng: Bản chất không thay đổi! Gần đây nhất là ngày 28/5, liên Bộ Tài chính – Công Thương tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp giữ nguyên giá bán như hiện hành và cho sử dụng Quỹ bình ổn giá mặc dù theo báo cáo của các doanh nghiệp giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường đang lỗ từ 52 đồng - 228 đồng/lít.
Trước đó vào ngày 6/5, trong công văn gửi đến hai doanh nghiệp xăng dầu đầu mối là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex), Bộ Tài chính đã nói "không" với nguyện vọng tăng giá của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối.
Điều này khiến người dân lo lắng, đợt tăng giá sắp tới sẽ không xa và mức tăng có thể sẽ không hề nhỏ
đặc biệt, doanh nghiệp, kinh doanh, dư luận, thông tin, cụ thể, lần lượt, tương ứng, trước đây, tiếp theo, sang năm, thời điểm, ngạc nhiên, yêu cầu, tài chính, ổn định, nhập khẩu, mặt hàng, hiện hành, góp phần, tết nguyên đán
Thực hiện nghị định của chính phủ về doanh nghiệp nhà nước thành lập công ty cổ phần và thực hiện quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty xe khách Hà Tây thành Công ty Cổ phần Ô tô Khách Hà Tây và chính thức từ tháng 12 năm 1998. Công ty...